Đối với ông Naser Khader, người gốc Syria, cựu thành viên Nghị viện Đan Mạch, các «người Hồi giáo cực đoan là những nazi của hồi giáo». Ông cho rằng, chính người hồi giáo phải chống lại họ.
Chúa nhật vừa qua (bài báo đăng ngày 13-1-2015) trong tờ New York Times, 23 nhà trí thức có ảnh hưởng trên hồi giáo của nước Mỹ, Canada và Anh được Viện Gatestone ủng hộ, đã cùng ký lời kêu gọi mãnh liệt cho một cuộc «cải cách hồi giáo». «Người hồi giáo có thể làm gì để thuần lại với “tôn giáo đẹp” của mình», họ tự hỏi, và nhấn mạnh các vụ thảm sát, cắt đầu, xẻo người của nhóm Nhà nước Hồi giáo Tự xưng làm, các vụ bắt cóc các cô gái trẻ của Boko Haram làm hoặc các vụ bắt người kitô giáo làm nô lệ ở Irak, tất cả là những tội ác làm nhân danh Alah. «Sự phủ nhận và im lặng liên hệ của chúng ta phải ngừng», các nhân vật này viết.
«Chúng ta phải dấn thân vào việc cổ động các cải cách cần thiết, kể cả việc chân thật chú giải và phê phán các bài vở và luật charia được dùng bởi những người hồi giáo cực đoan, để biện minh cho những áp bức và hành động hung bạo của họ.» Các nhà trí thức còn nói: «Chế độ thần quyền là một thất bại thấy rõ». «Con đường tiến đến công chính và cải cách phải đi qua tự do», các giáo dân hồi giáo này nói thêm, các giáo dân này là những người tận tâm đấu tranh cho dân chủ. Một đề nghị xa lạ với các bài diễn văn quen thuộc trong thế giới hồi giáo, theo đó hồi giáo không có gì dính với những lệch lạc của quân khủng bố của một vài người trong thành viên của họ.
Trong số các chữ ký có chữ ký của ông Naser Khader, cựu thành viên Nghị viện Đan Mạch, người gốc Syria, ông đã lập một hiệp hội của những người «dân chủ hồi giáo» trong thời khủng hoảng các hí họa châm biếm năm 2006 ở Đan Mạch. Bây giờ ông là nghiên cứu gia của Viện Hudson ở Washington, ông Khader ở đúng tư thế để đánh giá tầm mức trầm trọng đặt ra với Phương Tây và với toàn thế giới hồi giáo. Sau năm 2006, ông hoạt động tích cực ở Nghị viện Đan Mạch để bảo vệ quan điểm của các giáo dân hồi giáo chống với sự thống trị về mặt truyền thông của những người hồi giáo cực đoan. «Tôi quá ngán với sự độc quyền của họ về thế nào là hồi giáo, luôn luôn họ là những người mà các ký giả tìm đến phỏng vấn trong các nguyện đường, nhưng chúng tôi, các giáo dân hồi giáo, chúng tôi cũng có tiếng nói.» Ông biết rõ các ký giả của báo Charlie Hebdo, ông đã ra làm chứng trong vụ kiện của họ, và ông nhận giải thế tục của Tòa Thị chính Paris trong hội đồng có mặt hầu hết các ký giả của báo Charlie.
Nền dân chủ phải đến trước tôn giáo
«Tôi cố gắng thiết lập các cây cầu. Đó là điểm tôi luôn luôn giải thích với người hồi giáo, người Đan Mạch không thích người nào ghét tự do. Nhưng nếu quý vị chuộng tự do, thì quý vị luôn là người được đón nhận. Như thế cái hố phân cách không phải giữa những người chống hồi giáo hay thân hồi giáo, mà là cái hố giữa những người dân chủ và những người chống dân chủ», ông Khader khẳng định. «Dân chủ phải đến trước tôn giáo, đó là nguyên tắc tổ chức của xã hội», ông nói thêm, ông Naser là người thường xuyên bị đe dọa giết.
Naser Khader biết chỉ có 20 % người hồi giáo ở Đan Mạch đồng ý với ông, theo một thống kê thực hiện cách đây vài năm. Nhưng ông cương quyết «dấn thân đấu tranh trong chính nội bộ nhà hồi giáo» để những ý tưởng này được tôn trọng. «Đối với tôi, những người hồi giáo tận căn là những nazi của hồi giáo. Những người ở vị trí tốt nhất để chiến đấu chống họ chính là những người hồi giáo, chúng ta phải ở tuyến đầu. Hiện nay, trận tuyến của tôi nhỏ, cũng như trận tuyến của những người cực đoan, và ở giữa có 80 % người thụ động và im lặng, phải thuyết phục họ vào trận tuyến chúng tôi để đương đầu với cuộc cách mạng này», cựu nghị viên phân tích, ông nhấn mạnh cho đến giờ phút này, chưa có một giáo sĩ nào ký vào lời kêu gọi của ông.
Ông Naser Khader khẳng định, tổng thống Mỹ Obama cũng như tổng thống Pháp Hollande «cũng không giúp đỡ được», ông lặp lại không ngừng, các tên khủng bố không dính gì với hồi giáo. «Tôi không đồng ý. Chính hồi giáo cũng vậy. Khi từ chối không công nhận điểm này, các người Phương Tây cũng không giúp chúng tôi, chúng tôi là những người hồi giáo dân chủ. Vì làm sao chiến đấu nếu không nhận diện rõ kẻ thù?» Ngược lại, ông Naser Khader cho biết mình rất ấn tượng với những lời tuyên bố gần đây của tổng thống Ai Cập al-Sissi, tổng thống kêu gọi một cuộc cách mạng hồi giáo. «Ông phải đi xa hơn. Ông phải giải thích chúng ta không thể tiếp tục chấp nhận người do thái bị đôi xử như con khỉ, người kitô giáo như con heo trong các nguyện đường Ai Cập.» «Điều rất quan trọng là chính quyền phải làm gương, bởi vì các triết gia thần học lớn như các triết gia ở trường Đại học al-Azar sẽ nhúc nhích nếu họ cảm thấy mình được nâng đỡ», ông Khader kết luận.
Đăng nhận xét