Sinh ra trong gia đình ba thế hệ đều hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp, nhạc sĩ Gustav Trần Văn Luân tiếp nối con đường đó từ năm 4 tuổi cho đến nay đã 65. Cha ông là Giuse Trần Văn Bính (1917) từng học tại chủng viện Hoàng Nguyên, sau là Đại chủng viện Xuân Bích Hà Nội. Theo chân một cha cố người Pháp, từ nhỏ ông Bính đã được tìm hiểu rất chuyên sâu về thánh nhạc. Ông đã có rất nhiều thế hệ học trò là nhạc sĩ lỗi lạc, trong đó Giáo sư nhạc sĩ Hùng Lân. Chính “hoàn cảnh” gia đình như vậy nên cậu bé Luân đã có cơ hội tiếp xúc với phím đàn từ năm bốn tuổi và nó là cái nghiệp theo ông cả đời.
Cho đến giờ này, ông vẫn là một trường hợp hiếm hoi của Việt Nam được sang Philippines học đại quản cầm (pipe organ) chuyên nghiệp.
Cái duyên đến với đại quản cầm
Nói đến quãng thời gian học đại quản cầm, người nhạc sĩ kể về những cái duyên với Thụy Điển. Tên thánh của ông là Gustav – một vị thánh từng là Quốc vương của Thụy Điển. Lần gặp gỡ với một ông bạn người Thụy Điển đã giúp ông có cơ hội qua Philippines học tại Học viện âm nhạc Á Châu năm 1992. Sau một năm học tập trong môi trường chuyên nghiệp về phụng vụ thánh nhạc và đại quản cầm, ông trở lại Hà Nội để tiếp tục công việc.
Thời gian học tại Học viện âm nhạc Á Châu, ông cũng từng chơi đàn đại quản cầm tại chủng viện Ngôi Lời Christ King nửa giờ đồng hồ trước đêm canh thức Giáng sinh. “Khi chạm tay vào những phím đàn, đôi chân điều khiển trên những pedal của chiếc pipe organ, tôi đã nổi da gà. Những âm thanh bao trùm lấy tôi từ vòm cao của nhà thờ. Điều đặc biệt là tiếng nhạc không phát ra từ chỗ người nhạc công chơi nhưng từ những ống kim loại được thiết kế trên vòm nhà thờ. Đây là khoảnh khắc mà tôi không thể quên được”, nhạc sĩ Trần Văn Luân chia sẻ.
Mặc dù thời gian trở lại Việt Nam, ông không có cơ hội được chơi đại quản cầm, nhưng kiến thức học về nó chưa bao giờ là dư thừa cả. Từ lý thuyết về phụng vụ, ông có thể vận dụng vào thực tế tại Việt Nam. Thêm nữa, việc học đàn pipe organ cũng có thể áp dụng vào các loại đàn organ khác nhau đang được sử dụng ở nhà thờ Việt Nam.
Nhạc sĩ nhạc sĩ Trần Văn Luân chơi đàn bamboo organ với 901 ống làm từ tre tại nhà thờ Las Pinas, Manila Phillipins năm 2009. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Mòn đế giầy vì tập đàn
Khi nói về quá trình tập luyện đàn pipe organ, nhiều người trong giới nhạc sĩ mô tả rằng phải mòn đế giày mới có thế chiếm lĩnh được nó. Điều đó cho thấy, phải thực sự đổ mồ hôi bên cạnh lòng đam mê, sự hiểu biết chuyên sâu thì mới có thể sử dụng pipe organ được.
Nhạc sĩ Luân nói: “Từ đàn pipe organ, âm thanh phát ra có thể là tinh tế nhỏ nhẹ nhưng cũng có thể là dữ dội, vang vọng. Nhiều nhà lý luận âm nhạc cho rằng, tiếng nhạc từ đàn pipe organ cho người nghe cảm nhận sự huyền nhiệm, cao siêu và thoát ly thực tại. Nó có thể tạo ra những âm thanh tự nhiên đến chân thực như tiếng chim hót trong rừng khiến tôi ngỡ ngàng”. Không có một nhạc cụ nào có thể so bì lại với âm thanh hướng rộng mà đàn pipe organ mang lại.
Để có thể sử dụng đàn organ ống, nhạc công phải thuần thục việc kết hợp giữa tay và chân. Hai tay chạy bàn phím trên gồm nhiều tầng khác nhau và sử dụng mũi và gót giầy để chạy các nốt trầm ở tầng pedal. Ngày trước, ngoài một nhạc công chơi đàn còn phải có hai người hỗ trợ bơm hơi. Sau này, đàn sử dụng mô tơ điện để bơm hơi tự động. “Một đời người sản xuất đàn ống cũng chỉ làm ra được vài ba cái đàn vì những đòi hỏi tỉ mỉ, chi tiết lẫn quy mô của nó”, nhạc sĩ nói thêm.
Nhiều lần được tham dự các liên hoan âm nhạc quốc tế, nhạc sĩ Trần Văn Luân vẫn không khỏi kinh ngạc trước kỹ thuật chơi đàn của các organist (những người chơi đàn organ cổ điển). Với chiếc đàn có tầm âm lớn, diễn tấu phức tạp, những organist đòi buộc phải có tầm bao quát tác phẩm. “Hầu như, các nghệ sĩ organ đều nằm lòng các tác phẩm kinh điển và diễn tấu rất tự tin. Họ có thể chơi bất kỳ bài nào mà không cần nhìn bản nhạc. Vì mức độ phức tạp của việc chơi đàn pipe organ, cho nên cũng dễ hiểu rằng các nhạc công lỗi lạc cũng là những người viết nhạc cho đàn organ có tầm cỡ”.
60 năm phục vụ nhà Chúa bằng phím đàn
Nhạc sĩ Gustav Trần Văn Luân đã gắn bó với những chiếc đàn tại nhà thờ Lớn gần 60 năm.
Khi nói đến vấn đề chuyên môn nhạc thánh, nhạc sĩ Trần Văn Luân nhận định, ở miền Bắc còn thiếu môi trường chuyên nghiệp cho nhạc sĩ nhà đạo. Sự phân tán, không tập trung cũng là một ngăn trở lớn. Tại miền Nam, các nhạc sĩ tập trung họp hành, trao đổi vấn đề chuyên môn. Từ đấy, nhiều khóa học về thánh nhạc được mở ra cho giáo dân, những người muốn tìm hiểu chuyên sâu hơn.
Theo nhạc sĩ Trần Văn Luân, cũng vì sự tản mát tại miền Bắc mà nhiều giáo xứ thiếu nhân lực phục vụ nhà thờ. Nếu có thì cũng là học hành chắp vá, thiếu sự am hiểu ngọn nguồn. Nhiều linh mục thời nay do không được học căn bản về âm nhạc nên khi cất giọng trong thánh lễ bị lạc tông khiến chủ tế và cộng đoàn hát chõi nhau.
“Cả một quá trình phục vụ lâu dài với những phím đàn, nốt nhạc thì tới nay, tôi mới hiểu ra rằng: Tại sao Hội Thánh lại lựa chọn đàn pipe organ là nhạc cụ thích hợp nhất trong phụng vụ. Organ đòi hỏi rất nhiều yếu tố từ nhạc công như âm thanh của người đàn, lối trình bày đòi hỏi phải có một kỹ thuật sử dụng cao. Đàn pipe organ có thể tự trình bày các tác phẩm cổ điển nhưng cũng có thể kết hợp với một dàn nhạc, dàn hợp xướng lớn mà vẫn không mất đi đặc tính riêng của mình!”, nhạc sĩ Trần Văn Luân giãi bày.
Gần 60 năm phục vụ trong nhà Chúa bằng phím đàn. Hiện tại, tuy đã về hưu nhưng ông vẫn tiếp tục dạy các lớp đàn bên ngoài nhà thờ và giúp đỡ các dòng tu, chủng viện về chuyên môn. Ông cũng là người đệm đàn trụ cột ở nhà thờ Lớn vào những dịp lễ lớn và Thánh lễ 18 giờ Chúa nhật hàng tuần.
Pipe Organ: Vua của các nhạc cụ
Pipe organ được gọi là “vua của các nhạc cụ” còn có cái tên đại phong cầm, đại quản cầm hoặc organ ống. Sở dĩ có tên gọi là đàn ống vì nó được cấu tạo từ rất nhiều ống bằng kẽm, gỗ hoặc tre. Số lượng ống từ 7.000 có thể lên đến hàng vạn. Hệ thống ống khá phức tạp; nhiều ống chỉ khoảng 10 cm nhưng có những cái cao đến 10 m. Âm thanh được tạo ra bới những luồng hơi đẩy qua ống khiến các lá dăm rung lên.
Đàn ống có kích thước lớn, có thể bằng một ngôi nhà hoặc chiếm lĩnh cả chiều ngang của sân khấu. Đàn ống thường chỉ sử dụng trong cuộc hòa nhạc rất lớn để thể hiện các tác phẩm dành riêng cho organ. Những chiếc ống ngoài việc phát ra âm thanh còn có thể dùng để trang trí nền sân khấu với những họa tiết tỉ mỉ, nghệ thuật.
Đại phong cầm ở Việt Nam
Trước năm 1974, tại nhà thờ Lớn Hà Nội, đàn pipe organ bị dỡ đi vì mối mọt. Năm đó, Đức Hồng Y Trịnh Văn Căn đi họp tại Paris, ngài được gửi tặng một chiếc pipe organ nhưng Bộ Văn hóa không cho phép chuyển về. Ngoài ra, còn một chiếc đàn pipe organ khác tại nhà thờ Sở Kiện (Hà Nam) đang trong tình trạng không sử dụng được. Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn cũng có cây đàn này, nhưng bị hư hỏng từ lâu mà chưa trùng tu được. Hầu hết, các nhà thờ lớn tại Việt Nam đều đang sử dụng đàn organ điện tử với âm thanh mô phỏng từ pipe organ.
Khi nói đến vấn đề chuyên môn nhạc thánh, nhạc sĩ Trần Văn Luân nhận định, ở miền Bắc còn thiếu môi trường chuyên nghiệp cho nhạc sĩ nhà đạo. Sự phân tán, không tập trung cũng là một ngăn trở lớn. Tại miền Nam, các nhạc sĩ tập trung họp hành, trao đổi vấn đề chuyên môn. Từ đấy, nhiều khóa học về thánh nhạc được mở ra cho giáo dân, những người muốn tìm hiểu chuyên sâu hơn.
Theo nhạc sĩ Trần Văn Luân, cũng vì sự tản mát tại miền Bắc mà nhiều giáo xứ thiếu nhân lực phục vụ nhà thờ. Nếu có thì cũng là học hành chắp vá, thiếu sự am hiểu ngọn nguồn. Nhiều linh mục thời nay do không được học căn bản về âm nhạc nên khi cất giọng trong thánh lễ bị lạc tông khiến chủ tế và cộng đoàn hát chõi nhau.
“Cả một quá trình phục vụ lâu dài với những phím đàn, nốt nhạc thì tới nay, tôi mới hiểu ra rằng: Tại sao Hội Thánh lại lựa chọn đàn pipe organ là nhạc cụ thích hợp nhất trong phụng vụ. Organ đòi hỏi rất nhiều yếu tố từ nhạc công như âm thanh của người đàn, lối trình bày đòi hỏi phải có một kỹ thuật sử dụng cao. Đàn pipe organ có thể tự trình bày các tác phẩm cổ điển nhưng cũng có thể kết hợp với một dàn nhạc, dàn hợp xướng lớn mà vẫn không mất đi đặc tính riêng của mình!”, nhạc sĩ Trần Văn Luân giãi bày.
Gần 60 năm phục vụ trong nhà Chúa bằng phím đàn. Hiện tại, tuy đã về hưu nhưng ông vẫn tiếp tục dạy các lớp đàn bên ngoài nhà thờ và giúp đỡ các dòng tu, chủng viện về chuyên môn. Ông cũng là người đệm đàn trụ cột ở nhà thờ Lớn vào những dịp lễ lớn và Thánh lễ 18 giờ Chúa nhật hàng tuần.
Pipe Organ: Vua của các nhạc cụ
Pipe organ được gọi là “vua của các nhạc cụ” còn có cái tên đại phong cầm, đại quản cầm hoặc organ ống. Sở dĩ có tên gọi là đàn ống vì nó được cấu tạo từ rất nhiều ống bằng kẽm, gỗ hoặc tre. Số lượng ống từ 7.000 có thể lên đến hàng vạn. Hệ thống ống khá phức tạp; nhiều ống chỉ khoảng 10 cm nhưng có những cái cao đến 10 m. Âm thanh được tạo ra bới những luồng hơi đẩy qua ống khiến các lá dăm rung lên.
Đàn ống có kích thước lớn, có thể bằng một ngôi nhà hoặc chiếm lĩnh cả chiều ngang của sân khấu. Đàn ống thường chỉ sử dụng trong cuộc hòa nhạc rất lớn để thể hiện các tác phẩm dành riêng cho organ. Những chiếc ống ngoài việc phát ra âm thanh còn có thể dùng để trang trí nền sân khấu với những họa tiết tỉ mỉ, nghệ thuật.
Đại phong cầm ở Việt Nam
Trước năm 1974, tại nhà thờ Lớn Hà Nội, đàn pipe organ bị dỡ đi vì mối mọt. Năm đó, Đức Hồng Y Trịnh Văn Căn đi họp tại Paris, ngài được gửi tặng một chiếc pipe organ nhưng Bộ Văn hóa không cho phép chuyển về. Ngoài ra, còn một chiếc đàn pipe organ khác tại nhà thờ Sở Kiện (Hà Nam) đang trong tình trạng không sử dụng được. Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn cũng có cây đàn này, nhưng bị hư hỏng từ lâu mà chưa trùng tu được. Hầu hết, các nhà thờ lớn tại Việt Nam đều đang sử dụng đàn organ điện tử với âm thanh mô phỏng từ pipe organ.
An Duyên (Trích Đồng hành số 4)
Đăng nhận xét