LỄ THÁNH GIUSE BẠN TRĂM NĂM ĐỨC MARIA
Khi nói tới Thánh Giuse, người ta thường nghĩ tới ngay đến tước hiệu “người công chính”. Trong Thánh Kinh, tước hiệu này được dành cho những người có đời sống thánh thiện, với tâm hồn ngay thẳng, luôn đi trước thánh nhan Thiên Chúa. Mừng lễ Thánh Giuse hôm nay, chúng ta cũng hãy cùng nhau tìm hiểu và học theo các nhân đức của ngài.
Nhân đức trước tiên đó là, sự lắng nghe và thực hành Lời Chúa.
Có lẽ, từ trước tới nay, chúng ta thường nghĩ, tước hiệu này phải dành cho Đức Mẹ mới đúng. Thưa, đúng như vậy. Thế nhưng, cùng với Đức Mẹ, Thánh Giuse cũng được kể là người có tâm hồn biết “lắng nghe và thực hành Lời Chúa”.
Khi nói tới Thánh Giuse, người ta thường nghĩ tới ngay đến tước hiệu “người công chính”. Trong Thánh Kinh, tước hiệu này được dành cho những người có đời sống thánh thiện, với tâm hồn ngay thẳng, luôn đi trước thánh nhan Thiên Chúa. Mừng lễ Thánh Giuse hôm nay, chúng ta cũng hãy cùng nhau tìm hiểu và học theo các nhân đức của ngài.
Nhân đức trước tiên đó là, sự lắng nghe và thực hành Lời Chúa.
Có lẽ, từ trước tới nay, chúng ta thường nghĩ, tước hiệu này phải dành cho Đức Mẹ mới đúng. Thưa, đúng như vậy. Thế nhưng, cùng với Đức Mẹ, Thánh Giuse cũng được kể là người có tâm hồn biết “lắng nghe và thực hành Lời Chúa”.
Chúng ta biết rằng, Thánh Kinh nói rất ít về Thánh Giuse. Trong bốn tác giả Tin Mừng, chỉ có thánh Matthêu và Luca là có nói đôi chút về ngài. Nhưng không vì thế mà không làm nổi bật những đức tính đáng khâm phục của con người công chính này. Tâm hồn luôn luôn lắng nghe của Thánh Giuse được thể hiện ở chỗ:
Khi nghe Thiên Thần Chúa báo mộng, Ngài đã không ngần ngại đón Đức Maria về nhà mình mà không một lời thắc mắc. Ngài lắng nghe tiếng Chúa qua sự từ chối và hắt hủi của các chủ quán trọ tại Belem đêm năm nào. Ngài lắng nghe tiếng Chúa qua lời Sứ Thần yêu cầu đưa con trẻ trốn sang Ai cập đang lúc ban đêm. Rồi ngài lại lắng nghe tiếng Chúa khi Sứ Thần báo “Hãy đưa con trẻ trở về Nazarét”.
Trong biến cố dâng Chúa Giêsu trong đền thờ, chắc hẳn, ngài cùng với bạn mình là Đức Maria đã nghe rõ tiếng Chúa qua lời của cụ già Simêon: “Con trẻ này sẽ nên cớ cho người ta chống đối”. Thử hỏi, có người cha nào không đau đớn, khi nghe người ta nói về con của mình như vậy?
Khi tìm được lại con bị lạc mất tại đền thờ Giêrusalem lúc Đức Giêsu lên 12 tuổi, làm sao thánh nhân có thể hiểu được câu nói của Chúa Giêsu: “Cha mẹ không biết được rằng, con phải lo công việc của Cha Con hay sao?”. Nếu như Tin Mừng Luca ghi lại rằng: Đức Maria ghi lại tất cả những kỷ niệm đó và suy đi nghĩ lại trong lòng, thì hẳn thánh Giuse cũng phải “suy đi nghĩ lại” điều đó không kém.
Thánh Giuse là người yêu mến sự thinh lặng
Thiết tưởng, để có thể lắng nghe được tiếng Chúa, phải là người biết yêu mến sự thinh lặng. Tin Mừng đã không ghi lại bất kỳ một lời nói nào của ngài, trong khi lại ghi lại nhiều câu nói của Đức Mẹ. Mặc dù, ngài được Thiên Chúa chọn làm cha nuôi Đấng Cứu Thế, nhưng ngài vẫn âm thầm mà không một chút khoe khoang. Ngài sống âm thầm đến nỗi, dân làng gọi ngài là “bác thợ mộc”. Ngài được thuộc dòng tộc vua Đavít, nhưng vẫn chấp nhận sống đời nghèo khó. Ngài lao động bằng chính đôi tay của mình để nuôi sống gia đình Nazarét.
Giữa những biến chuyển của cuộc sống hôm nay, chúng ta cũng được mời gọi học nơi thánh Giuse, biết yêu mến sự thinh lặng. Thinh lặng ở đây không có nghĩa là không nói gì, suốt ngày, bộ mặt cứ lầm lầm lì lì. Nhưng thinh lặng là trạng thái luôn để tâm hồn mình lắng đọng lại, để có thể lắng nghe tiếng Chúa nói.
Tiếng Chúa nói thì nhiều, có thể qua các biến cố xảy đến trong cuộc sống, qua những thành công, hay thậm chí cả những thất bại trong công việc làm ăn. Đôi khi, tiếng Chúa lại nói qua những tai nạn mà chúng ta được chứng kiến, qua cuộc sống đói khổ của người anh chị em chúng ta… tất cả đều trở thành những lời mời gọi, thành những bài học thiết thực cho cuộc sống của chúng ta. Vấn đề ở chỗ, chúng ta có mau mắn thi hành hay không?
Đăng nhận xét