Trong cuộc gặp với giáo phận Rôma, Đức Phanxicô lo lắng cho người trẻ ngày nay vì dính vào thế giới ảo mà đánh mất tiếp xúc giữa con người với nhau.
Đức Phanxicô trên selfie với một em tuổi vị thành niên. Cảnh này trở nên rất “bình thường” vì bao nhiêu là hình như thế này tràn lan trên trang mạng, Nhưng các bạn nghĩ xem, nếu đến gần một người mà, đầu tiên hết phải nghĩ là gần như không thể đến gần được, thì điều này phải là một chuyện rất đáng kể. Nhưng selfie đã trở thành một dụng cụ cực mạnh để chia sẻ, để giao tiếp. Chắc chắn rồi. Nhưng hiện tượng như vậy bây giờ Đức Phanxicô phải lên tiếng cảnh báo. Chuyện gì xảy ra vậy? Ngài thấy bây giờ “người trẻ không còn biết đưa tay ra, bắt tay, chào hỏi”, họ quá lo cho cái điện thoại thông minh để làm sao chụp được tấm hình nổi tiếng. Niềm lo này Đức Phanxicô đã thổ lộ vào chiều thứ hai 14 tháng 5 khi ngài gặp các giám mục, linh mục, các tu sĩ nam nữ và giáo dân Rôma ở nhà thờ Thánh Gioan Latran.
Một sự “tha hóa văn hóa”
Đức Phanxicô công nhận: “Tôi lo khi thấy các người trẻ sống và giao tiếp trong thế giới ảo. Sống trong thế giới này, các em không đặt chân xuống đất”. Nhắc đến chuyện này, ngài đưa ra ví dụ gần đây, các em trẻ ‘hạnh phúc’ được gặp ngài, đến gần ngài nhưng lại quên bắt tay chào ngài. Đó là trong buổi gặp ngày thứ sáu 11 tháng 5 khi ngài đến trụ sở quốc tế của Hiệp hội Trường họcScholas Occurentes, một hiệp hội do chính ngài thành lập năm 2013 để “nối kết, giáo dục và truyền cảm hứng cho các em tuổi vị thành niên” trên thế giới. Gặp ngài, các em kêu lên, “Hình, hình, selfie, selfie!”
Thực tế của các em là ảo, “đó không phải là tiếp xúc giữa con người”, phải làm cho “các em đáp xuống” nếu không các em bị “mất gốc rễ”, ngài gằn mạnh. Đứng trước tất cả các em trẻ “ảo hóa” này, Đức Phanxicô công nhận, cũng có khía cạnh tốt trong loại truyền thông này, nhưng sẽ không tốt khi loại truyền thông này trở nên “tha hóa”, nó làm cho các em “quên bắt tay, quên chào hỏi”. Chúng ta ở trong lãnh vực “tha hóa văn hóa” và “như thế là nghiêm trọng!”, ngài lấy làm lo. Để phòng bị cho hiện tượng này, ngài đặc biệt xin các ông bà nội ngoại – chứ không xin các cha mẹ vì các cha mẹ cũng ở thế hệ thiếu gốc rễ vững chắc – nói chuyện với con cháu, giúp “các cháu tìm lại gốc rễ để chúng có thể đi tới đàng trước”.
Ngoài ra Đức Phanxicô cũng nhắc toàn giáo phận Rôma phải chiến đấu để chống loại “trương phình” cá nhân trong toàn bộ, chống lại các hình thức nô lệ, để cuối cùng tình trạng nói lên kết thúc bằng sự “khô héo”, như một loại ma túy nơi người trẻ, và thêm một lần nữa, đây là “miếng mồi dễ dàng”. Ngài nói thêm, loại trương phình này nói với đương sự: “Tôi không làm sao trở thành được một con người, không làm sao có được các quan hệ, tôi không cần các quan hệ đích thực với người khác”.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Đăng nhận xét