Làm thế nào giải thích cho trẻ con về coronavirus?
Trẻ con đặt câu hỏi về dịch bệnh Covid-19, đôi khi chúng đứng trướng các thông tin gây lo lắng và với một số em còn không được đến trường để phòng ngừa lây lan. Lời khuyên của nhà tâm lý học lâm sàng Béatrice Copper-Royer trả lời các câu hỏi của trẻ em mà không làm cho các em sợ hãi.
Theo bà Béatrice Copper-Royer, trẻ em là các tấm bọt biển thấm cảm xúc: điều thường làm các em lo lắng là cảm xúc cám em nhận từ người lớn và đặc biệt là ở cha mẹ.
Báo La Croix: Chúng ta có nên đề cập đến coronavirus với trẻ em không?
Bà Béatrice Copper-Royer: Vấn đề này tùy thuộc vào tuổi của các em. Nói chung, tôi chờ các câu hỏi của các em hơn là khơi ra trước, đặc biệt là với các em còn nhỏ. Nhưng nếu các em đặt câu hỏi, thì chúng ta phải trả lời, cố gắng hợp lý nhất có thể.
Trẻ em là các tấm bọt biển thấm cảm xúc: điều thường làm các em lo lắng là cảm xúc các em nhận từ người lớn và đặc biệt là ở cha mẹ. Là người lớn, chúng ta phải cố gắng lọc cảm xúc một chút và kềm lại nỗi sợ khi nó có ở đó.
Làm thế nào để giải thích căn bệnh cho cám em mà không làm các em sợ?
Chúng ta có thể nói với các em chung chung coronavirus giống như bệnh cúm nặng và trước hết là bệnh này không nhiễm đền trẻ em vì rất ít trẻ em bị. Chúng ta cũng có thể trấn an các em bằng cách chỉ dẫn cho các em các cử chỉ đơn giản để bảo vệ bản thân và những người khác, chẳng hạn như rửa tay thường xuyên hoặc tránh bắt tay.
Tôi thường khuyên các cha mẹ đánh giá đứa bé đang như thế nào và mức độ sợ hãi của các em trước khi trả lời. Ví dụ, nếu một em 7 hoặc 8 tuổi hỏi vi-rút có nguy hiểm không, chúng ta có thể trả lời bằng cách đặt lại câu hỏi: con có nghĩ rằng đó là loại vi-rút nguy hiểm không? Vì sao con nói như vậy? Như thế sẽ cho chúng ta biết để trả lời cho các em thích ứng hơn.
Có nên tránh xa truyền hình và Internet, nơi coronavirus có mặt khắp nơi không?
Một số hiệu ứng làm nặng thêm trên các kênh tin tức có thể làm cho các em sợ hãi. Khi một dịch bệnh hoặc bất kỳ sự
kiện nào khác ảnh hưởng hoặc đe dọa chúng ta, trẻ em cần sự hỗ trợ của người lớn. Còn các mạng xã hội, chúng là những hộp vang dội cảm xúc, theo tôi, điều này khẳng định không nên để các em bé nhỏ nhất xem các thông tin này.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Đăng nhận xét