Nuôi dưỡng đức tin dù bị mất tự lập

Trong buổi tiếp kiến chung tại Quảng trường Thánh Phêrô ngày thứ tư 22 tháng 6, Đức Phanxicô tiếp tục bài giáo lý về tuổi già, cảm hứng từ cuộc trò chuyện giữa Chúa Giêsu Phục sinh và Thánh Phêrô ở cuối Tin Mừng Thánh Gioan (Ga 21), ngài nói về những khó khăn và chăm sóc đức tin của người mất tự lập.


Đức Phanxicô giải thích: “Mối quan hệ này giữa Chúa Giêsu Phục sinh và Thánh Phêrô là mối quan hệ dịu dàng, trực tiếp, mạnh mẽ, tự do, nhưng không buồn thảm. Một mối quan hệ trong sự thật”. Ngài nói với giáo dân hành hương tụ tập dưới ánh mặt trời chói chang ở Quảng trường Thánh Phêrô: “Liệu bản thân chúng ta có đủ khả năng có được mối quan hệ này như Chúa Giêsu có với các môn đệ không, một phong cách cởi mở, thẳng thắn, trực tiếp, rất nhân văn hay ngược lại chúng ta có mối quan hệ khép kín trong cái kén của mối quan hệ ngọt ngào, trong đó chúng ta thêm vào sự tôn kính không?”

Trong cuộc trò chuyện giữa Chúa Giêsu và Thánh Phêrô có hai đoạn đề cập cụ thể đến tuổi già và thời gian kéo dài. Đức Phanxicô giải thích: “Khi chúng ta già, chúng ta sẽ không còn kiểm soát được bản thân và cuộc sống của mình nhiều nữa, và điểm yếu này đi kèm với cuộc sống của chúng ta.” Ngài trích Tin Mừng Thánh Gioan: “Lúc còn trẻ, anh tự mình thắt lưng lấy, và đi đâu tùy ý. Nhưng khi đã về già, anh sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn… Thế rồi, Người bảo ông: ‘Hãy theo Thầy’” (câu 19). Vì vậy, khôn ngoan của người môn đệ là phải tìm ra con đường để ở trong đức tin của mình, ngay cả trong những điều kiện hạn chế sức yếu tuổi già.

Học hỏi từ sự yếu đuối mong manh của chúng ta

Vì thế cuộc trò chuyện này giữa Chúa Giêsu và Thánh Phêrô là bài học quý giá cho tất cả mọi người: “Học từ sự mong manh của chúng ta để nói lên sự nhất quán cuộc sống chúng ta trong điều kiện cuộc sống phần lớn ở trong tay người khác, trong sáng kiến người khác.”

Nhưng khi vấn đề tự lập của chúng ta được đặt ra, thì đó là vấn đề tìm cách “làm sao để trung thành với những gì chúng ta đã sống, với tình yêu đã hứa, với công lý chúng ta đã có khi chúng ta sống trong chủ động, khi đến thời điểm mong manh của sự lệ thuộc, chúng ta có từ bỏ làm vai chính cuộc sống chúng ta được không? Ngài tiếp tục: “Vì thời gian mới này là thời gian thử thách, bắt đầu bằng sự cám dỗ – rất con người, nhưng cũng rất ngấm ngầm để giữ vai trò chủ chốt của mình. “Thưa Thầy, còn anh này thì sao?” Thánh Phêrô hỏi khi thấy môn đệ yêu dấu của Chúa Giêsu đi theo họ (câu 20-21). Có phải “tôi” mà anh phải đi theo không? Có phải chỗ của tôi mà anh sẽ chiếm không? Anh phải theo tôi và lấy chỗ của tôi? Câu trả lời của Chúa Giêsu rất thẳng thắn và thậm chí nghiêm khắc: “Giả như Thầy muốn anh ấy còn ở lại cho tới khi Thầy đến, thì việc gì đến anh?” (câu 22).

Đức Phanxicô nói: “Học để lui về nghỉ: đó là minh triết của người xưa. Nhưng hãy nghỉ một cách rút lui tốt đẹp, với nụ cười; học cách lui khỏi xã hội, với người khác. Cuộc đời của người lớn tuổi là một cuộc chia tay chầm chậm, nhưng một chia tay vui vẻ: Tôi đã sống một đời, tôi đã giữ đức tin.”

Câu trả lời tuyệt vời của Đức Phanxicô: “Người lớn tuổi không nên ghen tị với người lớn tuổi đi theo bước chân họ, những người chiếm giữ vị trí của họ, những người sống sót”, bởi vì họ vinh dự về lòng trung thành của mình khi đi theo đức tin mà họ đã tin tưởng suốt đời, ngay cả trong những điều kiện đến với họ khi gần đến cuối đời, là nguồn ngưỡng mộ cho các thế hệ tương lai và là dấu hiệu cao lớn của lòng biết ơn Chúa.”

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch



Đăng nhận xét

[facebook][disqus][blogger]

Giáo xứ Ngô Khê

{facebook#https://www.facebook.com/profile.php?id=100011937845638} {twitter#https://twitter.com/giaoxungokhe} {google-plus#https://plus.google.com/u/0/113369306614831660046} {youtube#https://www.youtube.com/c/Gi%C3%A1oX%E1%BB%A9Ng%C3%B4Kh%C3%AA}

Ban Quản Trị Website

Tên

Email *

Thông báo *

Hình ảnh chủ đề của friztin. Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget