Ở đây cũng vậy, nếu biết cho đi,
thực hiện những công việc bác ái mà chính Chúa Giêsu đã mời gọi với một
tinh thần hy sinh quảng đại thì cái ta nhận lại sẽ là hoa trái của hạnh
phúc đích thực, tự do vĩnh viễn. Và đương nhiên cũng cần phải khẳng định
lại, còn gì quý hơn tự do của mỗi con người.
CHÚT SUY TƯ VỀ BÁC ÁI
Mùa chay là mùa của ăn năn sám hối, là
thời gian để nhìn lại chính mình với biết bao những lẫm lỗi, thiếu sót
đã xúc phạm đến Chúa. Mùa Chay hướng chúng ta đến những giá trị đích
thực của sự ăn năn hối tội, để ta chuẩn bị đón nhận những hồng ân cao cả
và thiêng liêng mà Chúa Giêsu đã chiến thắng và thiết lập. Mùa Chay cho
chúng ta một cảm thức chờ đời một Ađam mới chuẩn bị được tái thiết lập
trong tinh thần chung của cuộc Sáng Tạo mới, cuộc sáng tạo mà nhân vật
chính trong chương trình ấy là Đức Kitô đã trỗi dậy từ cõi chết. Người
đã chiến thắng tử thần và sống lại hiển vinh sau những khổ cực mà Ngài
đã phải chịu khi chấp nhận mặc lấy kiếp phàm nhân trong bản tính Thiên
Chúa của mình. Lời nhắc nhở trong rất nhiều các diễn đàn, các trang mạng
xã hội với nội dung như thế khiến con có một chút suy tư về Mùa Chay
Thánh này. Đó cũng là lời mời gọi của Hội Thánh gửi đến mỗi người chúng
ta là những Kitô hữu đang trên đường lữ thứ trần gian.
Mùa Chay mời gọi chúng ta phải ăn năn
đền tội với ba chiều kích cụ thể: ăn chay hãm mình, siêng năng cầu
nguyện và làm việc bác ái. Tuy nhiên với vốn kiến thức eo hẹp và khiêm
tốn của mình, cùng với những kinh nghiệm còn đang "chảy sữa", con chỉ
xin có một chút ý tưởng về câu chuyện bác ái, còn chiều kích ăn chay và
cầu nguyện thì xin nhờ một tư tưởng lớn hơn với những học thuyết uyên
thâm hơn trình bày. Và đương nhiên con cũng chỉ giám nói đến câu chuyện
của những người trẻ, giai đoạn của chính con đang trải qua và trải
nghiệm trong cuộc sống hôm nay.
Mùa Chay đến đồng nghĩa với những lời
mời gọi tha thiết về công việc bác ái cũng được đẩy cao. Nói thế không
có nghĩa là chỉ mùa Chay mới cần làm việc bác ái, nhưng ta cần làm việc
bác ái một cách thiết thực và hiệu quả hơn. Câu hỏi đặt ra là chúng ta
phải làm những gì và như thế nào trong mùa Chay Thánh này để thể hiện
được chiều kích bác ái theo đúng tinh thần của Thiên Chúa và Hội Thánh?
Phải chăng là phải làm những công việc thật vĩ đại cho mọi người biết là
mình đang làm bác ái và để cho mọi người công nhận cái "lòng" bác ái ấy
của mình? Trong giới hạn của những hiểu biết của con từ những gì mà con
được nghe và được đọc, từ những suy tư nhỏ nhoi thì con thiết nghĩ
chẳng cần đến những việc thật vĩ đại, to lớn cộng với những phô trương
để mọi người biết thì mới là làm việc bác ái. Bác ái hay không tự bản
chất ở bên trong của con người chứ không hệ tại ở việc lớn hay nhỏ, vĩ
đại hay to tát. Chẳng thế mà chính Chúa Giêsu đã mời gọi mỗi người chúng
ta trong những việc rất nhỏ bé trong tin mừng Mt 25, 31-46 với tựa đề
"Cuộc Phán Xét chung". Thiên Chúa chỉ chia dân thiên hạ thành Chiên và
Dê trong những tiêu chí hết đỗi bình thường với những công việc hết sức
nhỏ bé. "Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho
uống; ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi
đã cho mặc; ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi
đã hỏi han" (Mt 25, 35-36). Bác ái chỉ hệ tại ở những điều nhỏ nhoi đó
mà thôi, đâu cần phải là những việc thật cao cả và vĩ đại.
Công việc chỉ cần thế, lời mời gọi của
chính Đức Kitô là thế, thật đơn giản và dễ thực hiện. Nhưng nhìn lại
thực trạng trong xã hội ngày nay thì thế nào, có phải việc bác ái cứ
chảy đều như dòng chảy êm đềm của những con suối nhỏ bé trong cánh rừng
thuần túy? Thật không vui chút nào khi phải nhắc đến xã hội ngày nay với
các công việc bác ái. Dòng suối ấy không còn đúng nghĩa là dòng suối
của thiên nhiên tạo thành nữa - dòng suối với những dòng chảy êm đềm,
lặng lẽ nhưng đầy rẫy ước mơ – mơ ước của sự hòa nhập, vun tưới và bồi
đắp. Xã hội đầy rẫy những mưu mô, tính toán và cả những hiểm họa đã tạo
nên những vật cản của dòng suối mộng mơ, êm đềm và lãng mạn. Một xã hội
với biết bao những chất độc hại chúng ta có thể thấy xuất hiện rất nhiều
hiện nay trong xã hội với những mặt hàng được sản xuất với cái nhãn
hiệu Trung Quốc, cùng với những mưu mô xảo quyệt được tạo ra từ lợi ích
cá nhân đã làm cho dòng chảy ấy lưu thông nhỏ giọt, thậm chí là tắc
nghẽn nữa. Và rồi hậu quả là ta chỉ thấy rác rưởi, ô nhiễm thế chỗ cho
sự lãng mạn nên thơ của dòng suối, điều đã được biết bao nhà thơ lợi
dụng để làm hình ảnh tạo nên những bức tranh tuyệt vời trong thi ca. Rất
nhiều những yếu tố khác nhau của xã hội đã trở thành chất độc hại làm
xóa mờ cái lòng tốt thuần túy của con người, những công việc tốt đẹp thể
hiện sự tương thân tương ái không còn thấy xuất hiện trong xã hội ngày
nay nữa, một xã hội đáng lẽ ra "phong trào lòng tốt" phải được đẩy mạnh
do kinh tế phát triển hơn, xã hội tân tiến hơn so với xã hội cũ. Thật
không may là dòng suối đã không còn lưu thông dễ dàng và "nhuần nhuyễn"
nữa. Không còn thấy những công việc bác ái nhỏ nhoi như lời mời gọi của
chính Thiên Chúa Tình Yêu gửi đến mỗi người chúng ta. Những ích kỉ, toan
tính đã làm lu mờ những công việc bác ái đơn giản, bình dị mà lẽ thường
chỉ cần làm người đã phải thực hiện rồi. Xã hội bộn bề với rất nhiều
công việc đã làm cho con người quên mất những giá trị đích thực của con
người, quên đi cái bản chất đích thực của con người luôn gắn liền với
những điều tốt, điều lương thiện. Thật nghịch lý khi xã hội ngày càng
phát triển, tân tiến nhưng những công việc bác ái lại hoàn toàn mất dấu!
Nhìn lại những thực trạng của xã hội
ngày nay về lòng tốt ta có thể thấy rõ được câu chuyện bác ái của những
người trẻ hiện nay. Xã hội ngày nay ngày một phát triển kéo theo biết
bao những thay đổi và hệ lụy. Sự "tiến bộ" trong việc đáp ứng nhu cầu
của con người đã cho ta thấy một hệ quả đáng báo động trong xã hội, đó
là những thói quen "cặp đôi" với những phương tiện phát triển đã tạo nên
một khoảng cách giữa con người với con người, không còn nữa những cuộc
họp mặt rộn rã tiếng cười nói bởi nó đã được thay thế bằng cái "góc
riêng tư" của mỗi người – góc riêng tư với những chiếc điện thoại hàng
sang và rồi mỗi người một câu chuyện trên những "phương tiện cuộc sống
đó". Điều đó đã làm cho mọi người vì quá "riêng tư" mà quên đi mất những
công việc khác, và đương nhiên là cả những việc bác ái nữa. Đó mới chỉ
là cái bên lề trong câu chuyện mà con muốn đề cập, bởi lẽ xã hội phát
triển đòi hỏi sự phát triển của mỗi con người, mỗi cá nhân trong yêu cầu
kinh tế thị trường. Mà nói đến kinh tế thì dĩ nhiên không thể bỏ qua
được đó là lợi ích và lợi nhuận, chính cái đó đã tạo nên một trào lưu
phải khép mình để rồi có thể phát triển. Mới đầu chỉ là những khép mình
mang tính chất của kinh tế, công việc song vì quá lưu tâm đến nó nên con
người bị lạc mất vào cơn lốc của cái khép mình "toàn cục" lúc nào mà
không hay. Như thế ta lại nhìn thấy một nghịch lý nữa giữa sự phát triển
nhưng lại là phát triển đóng mà theo lẽ thường thì cứ nói đến phát
triển thì người ta nghĩ ngay đến những sự mở mang, sự rộng mở. Điều đáng
nói ở đây hơn hết trong một chút suy tư của con đó là họ đã đắm mình
trong những tư tưởng của lợi nhuận, lợi ích mà bó hẹp mình trong cả tấm
lòng và con tim. Dường như những ích kỉ, rèm pha của nhu cầu cuộc sống
đã bóp nghẹt bản chất lòng tốt của con người, khiến họ không còn để ý
đến xung quanh nữa, không còn nghĩ đến anh em của mình nữa. Thế nhưng,
nói thế có lẽ còn quá nương lời với những người vì thế mà chỉ nghĩ đến
lợi ích cá nhân mà tự đặt ra câu hỏi: làm như thế thì có lợi gì cho
mình, mình sẽ nhận được gì từ những việc ấy? Rồi nó lại còn mất thời
gian kiếm tiền của mình, hơi đâu mà làm mấy cái chuyện cỏn con như vậy,
giả như kiếm được tiền hay được một chút tiếng thơm thì cũng được nhưng
chuyện cỏn con ấy thì ai thèm để ý mà tiếng với tăm? Thế thì có lẽ con
chỉ có một lý do duy nhất cho những suy nghĩ như vậy trong cái đầu nhỏ
bé đơn sơ của con là họ chẳng có chút nào về sự hiểu biết Kinh Thánh,
chẳng có chút nào gọi là niềm tin vào Thiên Chúa, tình yêu Thiên Chúa.
Họ quên luôn cả cái đang lẽ ra phải in sâu như là "Ấn tín" rằng họ là
người Công giáo, là con cái Thiên Chúa. Những cái tự bản chất của con
người đã trở nên yếu đuối trước cái mưu mô sảo quyệt của xã hội, tiền
tài và danh vọng.
Quay trở lại với lời mời gọi của Chúa
Giêsu, có lẽ Ngài đã phần nào cảm thông với thân phận của con người nên
những công việc Ngài mời gọi chúng ta thật đơn giản và nhẹ nhàng. Phương
tiện chỉ là những thứ chúng ta có sẵn và không hề tốn kém để ta có thể
thực hiện lòng bác ái của mình, đó chỉ quanh quẩn là thức ăn, nước, quần
áo hay chỉ đơn giản là sự tiếp rước, sự thăm viếng mà thôi. Thật lạ
lùng khi ta thấy được một biến thức đồng dạng với nhau trong thực trạng
của việc bác ái với xã hội ngày nay; giữa những việc thật nhỏ bé, dễ
dàng với phần thưởng thì thật lớn lao. Như nói ở trên ta đã thấy được tỉ
lệ nghịch giữa công việc bác ái với một xã hội phát triển, thì đến đây
ta có thể thấy một phương thức tỉ lệ nghịch khác nữa là công việc bác ái
thì nhỏ bé, còn công phúc và phần thưởng thì lớn lao biết chừng nào.
Xin dẫn ra một quan điểm thần học vô cùng tâm huyết và uyên thâm đã cho
ta thấy được biến thức tỉ lệ nghịch ấy. Trong cuốn "Con đường dẫn đến
Tình Yêu" của Cha Anthony De Mello, S.J đã cho ta thấy được phần thưởng
tuyệt vời của việc bác ái. "Hãy đưa những người nghèo về đây" là tựa đề
của một suy niệm hết sức thâm thúy về lợi ích của công việc bác ái.
Trong bài viết, Cha Anthony đã viết: "... bạn sẽ nhận thấy người hành
khất (người nghèo) này đã đến nhà bạn với một món quà cho bạn – họ đã mở
rộng trái tim của bạn ra trong niềm cảm thông, và giải thoát cho tinh
thần của bạn được tự do.nơi trước kia bạn chịu ức chế (những người này
có năng lực tạo nên những cảm xúc tiêu cực nơi bạn, và bạn thường tránh
mặt họ), giờ đây bạn được món quà tự do để không còn tránh mặt một ai,
và có thể đi bất cứ nơi đâu...". Đó là hiệu quả của việc bạn tiếp rước,
đón nhận những những người nghèo khổ, bất hạnh với những cử chỉ tốt đẹp
giúp đỡ họ. Còn món quà nào tuyệt vời hơn tự do đích thực nữa phải
không?
Không muốn nói quá nhiều nhưng các bạn
trẻ thử nghĩ lại trong cuộc sống của mình! Phải chăng những việc bác ái
ấy thật khó thực hiện, hay nói một cách "mức độ hóa" thì những việc đó
quá tẻ nhạt và quá nhỏ bé để thực hiện, không đáng phải lưu tâm đối với
giới trẻ ngày nay trong vô vàn những lời kêu gọi xuông phải nghĩ lớn,
làm lớn. Hãy thử với một phép so sánh đơn giản xem ta sẽ thấy gì! Hãy
nghĩ đến những đôi uyên ương đang đắm mình trong thế giới của riêng họ.
Họ trao cho nhau những yêu thương sâu thẳm tự trái tim đang sục sôi lửa
tình yêu. Hãy đặt mình trước một cuộc trò chuyện tình ân ái của một tình
yêu đích thực. Một bên đang cố tình thể hiện tình yêu chân thành của
mình không phải bằng cách trực tiếp nhưng là một biện pháp "ngược" hết
sức tinh tế, một lời đề nghị mà đối tượng thực hiện chỉ là một nhưng
thực ra là cả hai đều liên quan mật thiết, đúng như đại từ "ứ hự" với
cái nghĩa ngược mà cô Đào Hát trả lời một cách lẳng lơ đối với Nguyễn
Công Trứ vậy: "Không được yêu ai khác đấy nha!". Rồi phía bên kia đáp
trả bằng những lời lẽ hết sức "ngôn tình" nhưng cũng đầy hứa hẹn và mong
ước: "Yên tâm đi, anh yêu em nhất trên đời! Dù thế nào đi nữa anh cũng ở
với em! Dù có phải hy sinh tất cả thì anh cũng sẽ luôn yêu em, đồng
hành cùng em. Anh sẽ cho em mọi thứ anh có thể và đương nhiên, mọi thứ
thuộc về anh thì cũng thuộc về em, mọi thứ của anh đều là của em và
ngược lại! Chúng ta sẽ trở nên một chứ không còn là hai nữa, tất cả là
của nhau và cho nhau, không phân biệt khách sáo gì nữa, phải có nghĩa vụ
với nhau và cho nhau. Anh sẽ cùng em chia sẻ những cay đắng ngọt bùi,
cùng em vượt mọi gian nan thử thách trên mọi nẻo đường, trên con đường
của hai chúng ta, con đường mà chúng ta đang cố gắng bước tới, để rồi
chúng ta cùng nhau hoàn thiện, cùng nhau đi đến hạnh phúc đích thực!".
Những người trẻ giám hy sinh vì tình yêu của mình, chịu đựng tất cả, hy
sinh tất cả, một tình yêu biết cho đi để rồi kết quả là sự hạnh phúc. Họ
hứa hẹn với nhau những yêu thương quảng đại, họ hy sinh mọi thứ để rồi
hạnh phúc sẽ tự đến trong tình yêu đôi lứa. Ở đây cũng vậy, nếu biết cho
đi, thực hiện những công việc bác ái mà chính Chúa Giêsu đã mời gọi với
một tinh thần hy sinh quảng đại thì cái ta nhận lại sẽ là hoa trái của
hạnh phúc đích thực, tự do vĩnh viễn. Và đương nhiên cũng cần phải khẳng
định lại, còn gì quý hơn tự do của mỗi con người.
Hãy hy sinh quảng đại trong mọi việc,
làm việc bác ái trong tinh thần của Tình Yêu đích thực. Cũng giống như
tình yêu đôi lứa vậy, ta hãy coi những phương tiện của công việc bác ái
là nước lã, là thức ăn, là áo quần, là sự tiếp rước, sự thăm viếng như
những điều kiện hy sinh để ta có thể nhận lại là một tình yêu lãng mạn,
chung thủy. Hãy coi những phương tiện mà Chúa Giêsu đã đề cập như những
điều kiện, những phương tiện, những hy sinh trong tình yêu đôi lứa, để
lấy những công việc đó như là sự thúc đẩy ta thực hiện những công việc
bác ái và rồi kết quả nhận lại là tình yêu đích thực, là hạnh phúc đích
thực, là sự tự do đích thực. Ta thường lấy cái đích của tình yêu hai bên
để hy sinh tất cả, để làm tất cả mọi việc thế nào thì cũng hãy lấy cái
đích là Tình Yêu đích thực, Hạnh Phúc đích thực, Tự Do đích thực, An Ủi
đích thực để thực hiện những công việc bác ái trong cuộc sống hằng ngày,
đặc biệt là mùa Chay Thánh này trong xã hội hôm nay. Hãy coi đó như là
việc cần phải làm, bắt buộc phải làm để có được Hạnh Phúc đích thực,
Bình An đích thực như những hy sinh không ai bắt buộc mà những người trẻ
vẫn làm để có được tình yêu của mình, để chiếm được trái tim của người
mình yêu. Hãy để cho tình yêu Chúa dẫn đường cho những công việc của
bạn!
Đó chỉ là một chút suy tư nhỏ bé của con
về mùa Chay Thánh này mà thôi, bởi thiết nghĩ nó cần thiết biết bao khi
đó là lời mời gọi không chỉ của Chúa Giêsu, của Hội Thánh mà còn là
tiếng gọi của lương tâm mỗi con người để thực hiện, để làm những công
việc bác ái nơi những người anh em của mình! Nguyện xin Thiên Chúa là
nguồn mạch Tình Yêu ban ơn gìn giữ cho tình yêu và việc bác ái của chúng
con.Amen
Đăng nhận xét
Click to see the code!
To insert emoticon you must added at least one space before the code.