Một dân tộc chịu nhiều đau khổ, nhưng vẫn đứng lên trong phẩm giá

Vatican Insider | Andrea Tornielli | 24-6-2016
Từ YEREVAN
Pope with President Armenia
‘Về điểm này, điều quan trọng sống còn là tất cả những ai tuyên xưng đức tin vào Thiên Chúa, phải chung tay để tách ly những người dùng tôn giáo mà thúc đẩy chiến tranh, áp bức và bách hại bạo lực, lợi dụng và xuyên tạc danh Thánh Chúa.’
Đây là những lời của Đức Giáo hoàng Phanxicô trong bài diễn văn với Tổng thống Serzh Sargsyan và các giới chức chính trị và ngoại giao Armenia, tại dinh tổng thống ở Yerevan. Đức Giáo hoàng cũng mời gọi ‘những ai có trách nhiệm cho tương lai quốc gia hãy dũng cảm thực hiện không chút trì hoãn những khởi xướng nhắm đến chấm dứt các đau khổ này, và bảo vệ những nạn nhân bị bách hại.’
Trong bài diễn văn, tổng thống Armenia ngỏ lời: ‘Chúng ta không quy tội hay kết án. Đơn giản là chúng ta muốn kêu gọi một lời nói thật, bởi chính điều này cho hai dân tộc gần nhau có được những bước tiến để chung sống thật và hướng đến tương lai chung, bằng cách nhìn nhận quá khứ. Tha thứ nghĩa là có một lương tâm trong sạch.’
Trong bài diễn văn, Đức Phanxicô nhắc lại Armenia anh dũng đã tuyên xưng đức tin, đã chịu nhiều đau khổ, nhưng luôn đứng dậy và bắt đầu lại. Ngài cũng trích lời nhà thơ Elise Ciarenz,bằng tiếng Armenia để nói lên ‘một tình yêu sâu thẳm cho quê hương anh chị em’ ‘Bầu trời ngọc bích, dòng nước trong xanh, ngập tràn ánh sáng, vầng dương mùa hạ và mùa đông kiêu hùng …những khối đá ngàn đời …những sách khắc cổ, đều nên lời cầu nguyện.’
Đây là lần thứ hai của Đức Phanxicô nói về những sự kiện diễn ra cách đây một thế kỷ cùng với vụ thảm sát một triệu rưỡi người Armenia.
‘Dịp này tưởng niệm một trăm năm Metz Yeghérn, ‘Sự dữ khủng khiếp’ đã đánh vào dân tộc các bạn và gây nên cái chết của vô số người. Đáng buồn thay, thảm kịch này chỉ là mở đầu cho hàng loạt tai ương trong thế kỷ trước. Và sự dữ có thể đến như thế là do những mục đích tôn giáo ha hệ tư tưởng bị bóp mép, đã che mù lương tri của những kẻ thủ ác, đến mức lên kế hoạch thủ tiêu cả một dân tộc.
Thật đáng buồn, trong vụ diệt chủng người Do Thái, những vụ thảm sát của chế độ cộng sản, và vụ diệt chủng ở Armenia, những cường quốc thế giới đã ngoảnh mặt làm ngơ.
Cha xin tỏ lòng kính trọng người dân Armenia, những người được ánh sáng Tin mừng soi sáng ngay cả trong những thời điểm bi thương nhất lịch sử, vẫn luôn tìm thấy nơi thập giá và sự phục sinh của Chúa Kitô, sức mạnh để vươn dậy và tiếp tục hành trình của mình với phẩm giá.
Đã chứng kiến những hệ quả tai ương do thù ghét, định kiến và một khao khá thống trị trong thế kỷ qua, cha bày tỏ hi vọng rằng nhân loại sẽ học biết được từ những kinh nghiệm đau thương này rằng cần phải hành động với trách nhiệm và khôn ngoan để tránh nguy cơ những tai ương này trở lại. Mong sao tất cả chung tay đấu tranh để bảo đảm rằng bất kỳ lúc nào xung đột nổi lên giữa các quốc gia, thì đối thoại, sự tìm kiếm hòa bình đích thực, cộng tác giữa các nhà nước và sự tận tụy không ngừng của các tổ chức quốc tế, sẽ luôn luôn là người chiến thắng, với mục tiêu là xây dựng một bầu khi tin tưởng nhằm đặt được những thỏa ước lâu dài.
Về điểm này, điều quan trọng sống còn là tất cả những ai tuyên xưng đức tin vào Thiên Chúa, phải chung tay để tách ly những người dùng tôn giáo mà thúc đẩy chiến tranh, áp bức và bách hại bạo lực, lợi dụng và xuyên tạc danh Thánh Chúa. Các Kitô hữu thời nay có lẽ còn nhiều hơn thời tử đạo tiên khởi, họ đang tử đạo ở những nơi bị kỳ thị và bách hại, vì một lý do duy nhất là đã tuyên xưng đức tin của mình. Cùng lúc đó, quá nhiều xung đột nổ ra trên thế giới vẫn còn chưa được giải quyết, đang gây sầu thảm, hủy hoại, và buộc cả một dân tộc phải di cư.
Điều căn bản là, những người chịu trách nhiệm cho tương lai của quốc gia, phải dũng cảm không chút chần chừ thực thi các khởi xướng nhắm đến chấm dứt các đau khổ này, với mục tiêu hàng đầu là tìm kiếm hòa bình, bảo vệ và đón nhận các nạn nhân bị bách hại và áp bức, tìm cách thăng tiến công lý và sự phát triển bền vững.
Cha mong muốn các nhà chức trách Armenia, thể hiện bận tâm không ngừng, bảo đảm tôn trọng mệnh lệnh luân lý là bảo đảm công bằng và chung vai sát cánh với những người bất hạnh hơn. Cần có sự chung tay của tất cả mọi người trong đời sống xã hội, phải có tự do tôn giáo và tôn trọng những người thiểu số, đồng thời tận tâm tìm những khí cụ hữu ích để vượt qua sự căng thẳng nơi những đường biên giới quốc gia.’
Chuyên mục:

Đăng nhận xét

[facebook][disqus][blogger]

Giáo xứ Ngô Khê

{facebook#https://www.facebook.com/profile.php?id=100011937845638} {twitter#https://twitter.com/giaoxungokhe} {google-plus#https://plus.google.com/u/0/113369306614831660046} {youtube#https://www.youtube.com/c/Gi%C3%A1oX%E1%BB%A9Ng%C3%B4Kh%C3%AA}

Ban Quản Trị Website

Tên

Email *

Thông báo *

Hình ảnh chủ đề của friztin. Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget