Những người khắc nghiệt ‘thế này hoặc dẹp hết’ là dị giáo chứ không phải Công giáo
Lấy ý từ lời cảnh báo của Chúa Giêsu với
các môn đệ rằng nếu họ không công chính hơn những người Pharisiêu và
kinh sư, sẽ không vào được Nước Trời, Đức Phanxicô nêu bật tầm quan
trọng của chủ nghĩa hiện thực Kitô.
‘Chúa Giêsu muốn chúng ta vượt trên lề
luật, và biết yêu mến Thiên Chúa và người lân cận, và ai nổi giận với
anh em mình thì đáng bị lên án.
Chúng ta có một kho từ vựng thật sáng
tạo để sỉ nhục người khác, nhưng những sỉ nhục là tội và gần như là giết
người bởi chúng đánh vào linh hồn và phẩm giá của người đó. Chúa Giêsu
đã thúc giục dân Ngài hãy biết nhìn cao hơn và tiến tới. Nhưng cùng lúc,
Chúa Kitô cũng cảnh báo về mối nguy của những Kitô hữu không theo giáo
huấn của mình.
Biết bao nhiêu lần chúng ta thấy chuyện
này trong giáo hội, biết bao nhiêu lần. Họ bảo nhau, ‘Linh mục đó, con
người đó trong hội Công giáo Hành động, giám mục đó, hay chính giáo
hoàng bảo chúng ta làm thế này.’ nhưng rồi họ lại làm điều ngược lại.
Đây là tai ác gây hại và ngăn cản không để dân Chúa lớn lên và tiến tới.
Nó không giải phóng con người. Dân đã chịu sự khắc nghiệt của những
kinh sư và Pharisiêu, mà khi một ngôn sứ đến để cho dân chút niềm vui,
thì chúng lại bắt bớ và thậm chí còn giết họ. Khi khắc nghiệt lan tràn,
thì không có chỗ cho ngôn sứ. Và Chúa Giêsu đã nói với những người
Pharisiêu rằng: ‘Các người giết các ngôn sứ, các người đã bắt bớ các
ngôn sứ, những người đem lại không khi trong lành.’
Chúa Giêsu muốn chúng ta quảng đại và
thánh thiện, nghĩa là muốn chúng ta luôn tiến tới và luôn luôn nhìn cao
hơn bản thân mình. Chính điều này giải phóng chúng ta khỏi sự khắc
nghiệt của lề luật và khỏi chủ nghĩa lý tưởng đang gây hại cho chúng ta.
Chúa Giêsu biết quá rõ bản chất chúng ta, và yêu cầu chúng ta tìm kiếm
hòa giải bất kỳ lúc nào chúng ta bất hòa với người khác. Ngài cũng dạy
chúng ta một chủ nghĩa hiện thực lành mạnh, nói rằng chúng ta không thể
hoàn hảo, nhưng ít nhất là làm những gì mình có thể và gạt đi những bất
đồng.
Đây là chủ nghĩa hiện thực lành mạnh của
Giáo hội Công giáo, Giáo hội không bao giờ dạy chúng ta ‘hoặc chuyện
này hoặc chuyện kia.’ Như thế không phải là Công giáo. Giáo hội nói
rằng: ‘Điều này và điều kia.’ Hãy chiến đấu với chủ nghĩa cầu toàn, hãy
biết hòa giải với anh em. Đừng xúc phạm anh em mình. Mà hãy yêu thương.
Và nếu có vấn đề, ít nhất hãy để những khác biệt qua một bên, để chiến
tranh không nổ ra. Đây là chủ nghĩa hiện thực lành mạnh của Công giáo.
Công giáo không nói ‘hoặc thế này hoặc dẹp hết.’ Thế không phải là Công
giáo, thế là dị giáo. Chúa Giêsu luôn biết cách đồng hành với chúng ta,
ngài cho chúng ta lý tưởng, ngài đồng hành với chúng ta đến lý tưởng,
Ngài giải phóng chúng ta khỏi xiềng xích của lề luật của sự khắc nghiệt,
mà dạy chúng ta rằng: ‘Hãy làm theo sức con có thể.’ Và Ngài hiểu chúng
ta quá rõ. Ngài là Chúa, và Ngài đã dạy chúng ta như thế.
Chúa thúc giục chúng ta tránh thói giả hình, và làm những gì chúng ta có thể, ít nhất là tránh bất hòa, tìm một điểm chung.
Cho cha nói lời này, có vẻ hơi lạ, nhưng
thương lượng có một sự thánh thiện trong đó. Vậy nên, tôi không thể làm
mọi sự nhưng tôi muốn làm mọi sự, vì thế tôi thỏa thuận với anh, ít
nhất chúng ta sẽ không lăng mạ nhau, chúng ta không dấy chiến tranh và
tất cả có thể sống trong hòa bình. Chúa Giêsu tuyệt vời. Ngài giải phóng
chúng ta khỏi những khốn khổ của mình và khỏi cả chủ nghĩa lý tưởng vốn
không mang tính Công giáo.
Hãy nài xin Chúa dạy cho chúng ta, để
trước hết là thoát khỏi mọi sự khắc nghiệt, và còn để đi ra khỏi chính
mình hầu tôn thờ và chúc tụng Chúa, Đấng dạy chúng ta hòa giải với nhau
và dạy chúng ta biết đồng thuận hết sức của mình.’
Đăng nhận xét