Nhớ thời giúp lễ tiếng Latin

1. Năm hơn 10 tuổi, tôi được chọn làm giúp lễ. Tôi và ba cậu bạn khác được huấn luyện khá kỹ, từ cách đi đứng, bái quỳ, chắp tay, đấm ngực, thắp nến, đốt than,…đến cách cúi chào, xông hương,…Khuôn mặt cũng phải tập giữ nghiêm trang, từ tốn, lộ vẻ khiêm cung. Nhưng trước đó phải học thuộc lòng những lời đáp trong thánh lễ bằng tiếng Latin và một kinh như kinh Cáo Mình, Vinh Danh, Tin Kính cũng bằng tiếng Latin. Phần lớn thời gian trong thánh lễ, giúp lễ phải quỳ, mỏi gối nhất là những giờ chầu Thánh Thể. Cha xứ quý các chsu giúp lễ chúng tôi, mỗi dịp lễ Phục Sinh, Giáng Sinh hay Tết đến thế nào cũng có quà, thường là sách đạo, họa hoằng được vài ba đồng bạc.Lớp giúp lễ với tôi có hai người vào tiểu chủng viện, đại chủng viện rồi trở thành linh mục. Vị linh mục ấy cũng là con đỡ đầu của cha xứ ngày xưa. Đó cũng là một trong mấy chú giúp lễ hiền lành, ngoan ngoãn, chưa bao giờ dám uống vụng rượu lễ.Việc chuẩn bị bàn thánh, phẩm phục của linh mục vào thời ấy, giới nữ, thậm chí là nữ tu cũng không được phép làm. Nữ cũng không được lai vãng tới khu vực cung thánh. Cung thánh thì được tách biệt bằng một bức màn che cao ít cũng năm, sáu mét xuống hết bàn quỳ rước lễ. Bức nàm này chỉ được kéo qua hai bên khi cử hành các lễ nghi. Các giờ kinh sáng tối, bức màn che này cũng vẫn được giữu kín. Tôi vẫn còn nhớ một lầ sau lễ tôi được ôm áo lễ ngoài của cha từ bàn thờ vào phòng áo bị vấp ngã sõng soàingay tam cấp. Chiếc áo dày và nặng chắc phải mấy chứ ký không ít.Áo chỉ có hai vạt trước sau dài quá gối một chút, đủ phủ lưng và ngực linh mục. loại áo này giờ không còn thấy cha nào mặc


2. Phẩm phục lúc các cha làm lễ cũng có mấy lớp. Áo chùm trắng hay đen các ngài mặc hầu như mọi lúc mọi nơi. Khi cha bước vào phòng áo, động tác đầu tiên là rửa tayvà như thầm thì cầu nguyện, rồi chậm rãi mặc hết lớp này đến lớp khác. Đầu tiên là một khăn trắng vuông sau lưng có dây chằng xuống ngực. Tiếp theo là áo choàng ngắn được buộc dây quấn 2-3 vòng ngang bụng bằng sợi dây to cỡ chiếc đũa có tua thả xuống hai bên hông. Còn một dây choàng cổ có bản rộng khoảng một tấc cùng màu với áo lễ rồi mới đến lớp cuối cùng là áo lễ. Chắn chắn trong nhiều lễ trọng kéo dài hơn một giờ trở lên, các cha mặc phẩm phục như vậy sẽ nóng nực lắm. Vào mùa hè nóng nực có khi giúp lễ phải hầu quạt cho cha. Ngay từ lúc linh mục mặc áo trước khi tiến ra bàn thờ dâng lễ, thánh lễ đã bắt đầu và mọi cử chỉ của ngài đều có ý nghĩa. Phải thừa nhận, từ xa xưa giáo hữu đã được dạy giáo lý rất kĩ càng rằng: Thánh lễ là diễn tả, tái hiện hy lễ cứu chuộc của Đức Giê-Su. Từng ý nghĩa được diễn tả nhưng trừ phần dâng Mình, Máu Thánh thì chẳng mấy ai hiểu rõ ngọn ngành. Rất ít người đi lễ mang theo cuốn kinh Toàn Niên (do các địa phận niền Bắc soạn) hay Mục Lục (do các địa phận miền Nam soạn). Ở phần cuối những cuốn sách này có những trang diễn giải về thánh lễ. Trang trái có ảnh minh họa rất sắc sảo chi tiết, trang bên phải dẫn giải ý nghĩa. Ví dụ: Khi thầy cả hôn bàn thờ; là khi Giu-Đa tiến vào hôn Chúa lúc Chúa trong vườn Gietsimani; khi thầy cả rửa tay là khi Phi-la-tô rửa tay phân bua rằng mình vô can trong việc đổ máu người vô tội; khi thầy cả đặt khăn che lên bình bánh rượu kết lễ là khi Chúa được an tang trong mồ…

3. Phải hơn 50 năm qua rồi, thế hệ chúng tôi không còn có dịp tham dự thánh lễ cử hành bằng tiếng Latin. Vì từ năm 1965-1966, sau công đồng Vatincano II, nghi thức thánh lễ đã được Việt hóa và giảm lượng dần. Ngày nay giáo hữu tham dự thánh lễ với tinh thần và thái độ chủ động vì có thểnghe, hiểu chọn vẹn Lời Chúa, được góp phần vào việc đọc sách thánh. Cộng đoàn thì đồng thanh xướng đáp lời nguyện với linh mục hay vị chủ tế. Khác với trước đây giáo hữu chủ yếu là đi “xem lễ”! Linh mục đứng trước bàn thờ, quay lưng về phía giáo hữu, trừ khi đứng trên bục giảng. Gần nhất là mấy chú giúp lễ thay mặt cả cộng đoàn phía dưới đáp lại vài lời bằng tiếng Latin. Đám thiếu nhi ngồi ghế trên loi choi nói chuyện, thỉnh thoảng bị ông hay bà, các cụ chăm chú ngước lên bàn thờ nhwung tay lần chuỗi riêng râm ran kinh kệ thường chỉ nhưng tiếng kinh khi cha dâng mình thánh hạt lên rước lễ.

4
. Khi lên rước lễ mỗi giới một bên. Nam hữu nữ tả, phân biệt rạch ròi như hay hàng ghế ngồi trong nhà thờ. Tất cả quỳ gối trước bàn quỳ dài trước cung thánh, hai bàn tay chắp lại đặt dưới tấm khăn trắng chờ cha dảo bước qua lại tới lượt. Thường thánh lễ kéo dài khoảng 40 phút, chỉ lễ Chúa nhật mới có bài giảng và kéo dài có khi hơn 60 phút. Trong bài giảng cha nhắc lại bài Phúc âm cha giáo hữu biết, chứ mấy ai được nghe nguyên văn trích đoạn phúc âm hôm đó. Lễ Chúa nhật và các lễ trọng thì ca đoàn có dịp hát xướng. Bộ hát bằng tiếng Latin thật sự chắc chỉ có cha hay mấy nữ tu hiểu được, mặc dù phải công nhận lễ hát Latin nghe rất trang nghiêm, trọng thể.

Phạm Hùng Nghị 
Chuyên mục:

Đăng nhận xét

[facebook][disqus][blogger]

Giáo xứ Ngô Khê

{facebook#https://www.facebook.com/profile.php?id=100011937845638} {twitter#https://twitter.com/giaoxungokhe} {google-plus#https://plus.google.com/u/0/113369306614831660046} {youtube#https://www.youtube.com/c/Gi%C3%A1oX%E1%BB%A9Ng%C3%B4Kh%C3%AA}

Ban Quản Trị Website

Tên

Email *

Thông báo *

Hình ảnh chủ đề của friztin. Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget